Lịch sử Láng_Hạ_(phố_Hà_Nội)

Phố Láng Hạ đi qua vùng đất trũng cũ của làng Thành Cônglàng Láng Hạ, đều nằm ngoài đê La Thành. Làng Thành Công vốn là phường Công Bộ đời và đổi thành phường Nhược Công thời Nguyễn. Làng Láng Hạ là một trong ba thôn Thượng, Trung, Hạ hợp thành trại Yên Lãng thuộc tổng Hạ, huyện Vĩnh Thuận. Đến cuối thế kỷ 20, trại này vẫn sống chủ yếu bằng nghề trồng rau quả, và nổi tiếng với những đặc sản như hành hoa, húng Láng, tạo nên vị phở đặc trưng của Hà Nội.[1][2]

Khu vực hai làng trên hiện đã được đô thị hóa, với những chung cư và tòa nhà cao tầng ngày càng nhiều, chỉ còn lại hồ Thành Công và hồ Đống Đa. Vào tháng 10 năm 1986, phố mới được đặt tên là Láng Hạ theo tên ngôi làng xưa.[1]

Vị trí

Phố dài tới 1654 m và rộng 21 m; từ đó tạo nên một trục giao thông quan trọng xuyên qua địa phận hành chính hai phường Thành Công thuộc quận Ba Đình và phường Láng Hạ thuộc quận Đống Đa. Phố bắt đầu từ ngã tư Giảng VõLa Thành xuống phía nam, cắt ngã tư các phố Thái HàHuỳnh Thúc Kháng và kết thúc bên bờ sông Tô Lịch (đoạn cầu vượt Lê Văn Lương - Đường Láng) và nối tiếp với Lê Văn Lương.

Trước đây, vùng này chỉ có chung cư của Khu tập thể Thành Công, Đường Sắt, Bưu Điện, Năng Lượng,... Qua nhiều thay đổi nhanh chóng, hai bên phố Láng Hạ đã mọc lên các cơ sở ngân hàng, khách sạn, viện nghiên cứu, trường học, bệnh viện. Công viên Indira Gandhi, Trung tâm Rạp chiếu phim và Đại sứ quán Mỹ và gần đây là tuyến xe bus BRA cũng được xây trên phố này.[1]